1. Mở đầu
Thế kỷ 21 gắn liền với sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật, công nghiệp hiện đại. Đất nước ta đã và đang tiếp nhận cũng như cố gắng hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đó vừa là cơ hội nhưng đồng thời là một thách thức lớn, đòi hỏi chúng ta phải đưa ra những phương pháp có tính quyết định để phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là nâng tầm khoa học công nghệ của đất nước để bắt kịp rồi từng bước sánh ngang với các cường quốc trên thế giới và trong đó, giáo dục là quốc sách được đặt lên hàng đầu.
Trong lĩnh vực giáo dục hiện nay, hướng dạy học chủ yếu là dạy học định hướng nội dung. Với hướng dạy học này học sinh sẽ phải học đầy đủ nội dung đã được đề ra cho toàn bộ chương trình học, học sinh sẽ khó phát triển hết khả năng, ưu điểm trong học tập của mình. Thêm vào đó, ngoài việc kiến thức các môn học được truyền đạt riêng rẽ thì dạy học định hướng nội dung còn có nhiều kiến thức bị lặp lại trong các môn học, làm tăng khối lượng học tập dẫn đến việc học tập của học sinh bớt hiệu quả. Do đó, việc đổi mới phương pháp giáo dục là rất cần thiết.
Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã đề ra nhiều sự đổi mới nhằm đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực để góp phần phát triển đất nước. Việc nghiên cứu và từng bước áp dụng hướng dạy học theo định hướng phát triển năng lực để thay thế hướng dạy học cũ đã cho thấy những ưu điểm và lợi ích mà nó đem lại là vô cùng to lớn. Và đặc biệt đó là học sinh sẽ được trang bị cho mình đầy đủ năng lực cần thiết trong xã hội khi kết thúc chương trình học.
Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm có rất nhiều kiến thức liên quan được vận dụng vào các lĩnh vực của cuộc sống đặc biệt là phần Hóa học hữu cơ được ứng dụng rộng rãi cho khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Là một nội dung rất quan trọng, do đó, để giúp học sinh học tốt, vận dụng và sử dụng hết khả năng của mình phải đổi mới phương pháp cùng với nội dung giảng dạy để đáp ứng với nhu cầu này. Trên đà đổi mới hướng dạy học theo định hướng phát triển năng lực bằng việc sử dụng dạy học tích hợp trong giảng dạy, đào tạo thì đòi hỏi phải có nội dung dạy học phù hợp, bắt kịp và gắn liền với thực tiễn nhưng vẫn phải đầy đủ về kiến thức. Vì vậy, việc lựa chọn, xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp là rất cần thiết, cần được nghiên cứu kĩ lưỡng để ứng dụng vào dạy học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực
Phạm trù năng lực có những cách hiểu khác nhau. Nhưng theo nghĩa chung nhất thì năng lực là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ví dụ như khả năng tính toán, khả năng thuyết trình, ... Có thể hiểu năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/một hành động cụ thể liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động [4].
Năng lực học sinh được chia thành hai nhóm chính, nhóm năng lực cốt lõi (năng lực chung), là những năng lực cơ bản, thiết yếu mà học sinh cần phải có để học tập, làm việc, và nhóm năng lực chuyên môn, liên quan đến từng môn học chuyên biệt, giúp học sinh có học tốt từng môn học, vận dụng kiến thức qua lại giữa các môn học với nhau, giữa các môn học và thực tế đời sống.
Các năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT); Năng lực thẩm mỹ; Năng lực tính toán; Năng lực thể chất [2].
Các năng lực đặc thù của môn Hóa học: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn Hoá học; Năng lực tính toán; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống [2].
2.2. Dạy học tích hợp
Theo Xavier Roegiers: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”.
Dạy học tích hợp là hành động liên kết có hệ thống các đội tượng nghiên cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó nhằm hình thành ở học sinh những năng lực cần thiết.
Trong dạy học tích hợp, học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện việc chuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học này sang ngôn ngữ của môn học khác, lĩnh vực này qua lĩnh vực khác; học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng và thao tác đề giải quyết một tình huống phức hợp (thường được gắn với thực tiễn). Chính nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển năng lực và các phẩm chất cá nhân.
Dạy học tích hợp giúp phát triển năng lực người học, tận dụng vốn kinh nghiệm của người học, thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của môn học, đồng thời tinh giảm kiến thức tránh sự lặp lại các nội dung ở các môn học.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục mà dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phát để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Tuy nhiên, ở nước ta dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi do yêu cầu xã hội đặt ra. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đang thực hiện việc đổi mới sách giáo khoa cho cả 3 cấp học và dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phá để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục.
2.3. Quy trình dạy học tích hợp
Tổ chức dạy học tích hợp ở cấp trung học phổ thông được thực hiện thông qua các chủ đề thích hợp. Quy trình tổ chức dạy học hóa học theo các chủ đề tích hợp được tổ chức theo các bước sau [3].
1) Lựa chọn chủ đề; 2) Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề; 3) Xác định các kiến thức cần để giải quyết vấn đề; 4) Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề; 5) Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề; 6) Lập kế hoạch dạy học chủ đề; 7) Tổ chức dạy học và đánh giá.
Để có một bài dạy học tích hợp ta không nhất thiết phải theo quy trình đúng 7 bước này nhưng vẫn phải có đầy đủ những nội dung trong 7 bước, một số bước có thể kèm theo các bước khác. Đặc biệt, trong dạy học tích hợp bắt buộc cần sự hợp tác của nhiều giáo viên đến từ các môn học khác nhau, từ hợp tác lập kế hoạch bài học về chủ đề, tiến hành bài học, thảo luận về bài học, điều chỉnh kế hoạch bài học,... Nếu thiếu sự hợp tác này thì rất khó để dạy học tích hợp hiệu quả.
2.3.1. Dạy học tích hợp qua chủ đề Protein - Nguồn dưỡng chất thiết yếu
a. Mục tiêu của chủ đề
- Tìm hiểu các khái niệm về peptit, liên kết peptit, protein, các đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein.
- Nêu được các tính chất hóa học của protein.
- Trình bày chức năng, vai trò của protein. Tác hại của protein khi sử dụng không hợp lí.
- Tìm hiểu, lập sơ đồ mô tả sự chuyển hóa protein trong cơ thể.
- Nhận biết, phân tích, so sánh các loại thực phẩm cung cấp protein. Đề xuất phương pháp sử dụng hợp lí và bảo quản thực phẩm protein.
- Có kĩ năng trình bày, thuyết minh những nội dung thu thập được để giải quyết vấn đề bài học.
- Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề có hiệu quả.
- Biết cách sử ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm thông tin bài học, sử dụng công nghệ thông tin như phần mềm Power Point để tạo sản phẩm báo cáo.
- Hình thành những năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông…
b. Kiến thức được sử dụng trong chủ đề
c. Tổ chức hoạt động dạy học
Nội dung 1: Tìm hiều về protein
Hoạt động 1: Protein là gì?
Đặt vấn đề: Ai trong chúng ta cũng biết chất đạm, hay protein là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Vậy thì protein là gì, có cấu tạo như thế nào? Và vì sao protein lại cần thiết đến vậy. Chúng ta đi tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và cấu trúc của protein.
Mục tiêu
- Nêu được các khái niệm về amino axit, peptit, liên kết peptit và protein.
- Phân loại protein.
- Giải thích được cấu trúc các bậc của protein.
Giải quyết vấn đề
- Chia lớp thảo luận nhóm, sử dụng kiến thức ở bài 10, 11 Hóa học 12 để hoàn thành phiếu học tập
Phiếu học tập số 1 |
Câu hỏi vấn đề: Protein là gì? Câu 1: Tìm hiểu, cho biết các khái niệm amino axit, peptit, liên kết peptit và protein. Câu 2: Phân loại protein như thế nào? Câu 3: Các amino axit sắp xếp trong phân tử protein ra sao? Sự sắp xếp này có ảnh hưởng đến cấu trúc của protein như thế nào? Câu 4: Vẽ hình minh họa các cấu trúc của protein. |
- Các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi các câu hỏi trong phiếu học tập
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của protein.
Đặt vấn đề: Với sự đa dạng thì protein có tính chất vật lí như thế nào? Liệu những loại protein khác nhau có những tính chất khác nhau hay không? Ta đi vào tìm hiểu về tính chất vật lí của protein.
Mục tiêu: Nhận biết các tính chất vật lí của protein
Vật liệu: Lòng trắng trứng, tóc, axit clohidric loãng, 4 cốc thủy tinh.
Tiến trình:
- Bước 1: Cho lòng trắng trứng vào cốc nước, khuấy đều.
- Bước 2: Cho vài sợi tóc đã cắt nhỏ vào cốc nước, khuấy đều.
- Bước 3: Lấy cốc có lòng trắng trứng, chia là 2 ống nghiệm, 1 ống nghiệm đem đun nóng, ống nghiệm còn lại cho vào 1 ít axit clohidric loãng.
- Quan sát hiện tượng ở các bước, ghi kết quả và nhận xét.
Kết quả:
- Bước 1: Lòng trắng trứng tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
- Bước 2: Tóc không tan trong nước.
- Bước 3: Cả 2 ống nghiệm đều thấy có protein bị đông tụ lại.
Kết luận:
- Các protein hình sợi như keratin (của móng, tóc, sừng), fibroin của tơ tằm hoàn toàn không tan trong nước. Protein hình cầu của anbumin, globulin của sữa và của máu có thể tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
- Khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch protein, protein sẽ đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của protein
Đặt vấn đề: Protein có tính chất hóa học như thế nào, để nhận biết protein ra sao, ta sẽ đi tìm hiểu về tính chất hóa học của protein.
Mục tiêu: Tìm hiểu, nêu được những tính chất hóa học của protein, nhận biết protein bằng phương pháp hóa học.
Giải quyết vấn đề:
- Hãy thảo luận nhóm, để hoàn thành phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2 |
Câu 1: Dự đoán tính chất hóa học của protein khi biết cấu tạo của protein?Câu 2: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra, nêu và giải thích hiện tượng.Thí nghiệm 1: Cho vào ống nghiệm 3 khoảng 1ml dung dịch lòng trắng trứng, sau đó cho thêm vào ống nghiệm 0,5ml dung dịch HNO3 đặc. Lắc nhẹ ống nghiệm.Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 4 khoảng 2ml dung dịch lòng trắng trứng, thêm vào đó 1ml dung dịch NaOH 30% (đặc) và thêm tiếp vài giọt CuSO4 5%. Lắc nhẹ hỗn hợp phản ứng.
|
- Các nhóm trình bày, làm thí nghiệm, cả lớp trao đổi các câu hỏi trong phiếu học tập và kết luận về tính chất hóa học của protein.
Nội dung 2: Chức năng, vai trò của protein.
Đặt vấn đề
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sinh vật. Bữa ăn hằng ngày không thể thiếu những thực phẩm cung cấp protein cho cơ thể. Vậy tại sao protein lại quan trọng như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu về chức năng và vai trò của protein.
Giải quyết vấn đề:
Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép [4].
Vòng 1: Nhóm chuyên sâu: Chia lớp thành 3 nhóm chuyên sâu, nghiên cứu nội dung cụ thể.
Nhóm 1: Tìm hiểu chức năng của protein cấu trúc và protein enzim.
Nhóm 2: Tìm hiểu chức năng của protein hoocmôn và protein vận chuyển.
Nhóm 3: Tìm hiểu chức năng của protein vận động, protein thụ quan và protein dự trữ.
Với mỗi nhóm: Cần trả lời các câu hỏi như: Những loại protein có chức năng như thế nào? Những ví dụ cụ thể về loại protein và chức năng của nó là gì?
Kết thúc vòng 1: Các nhóm trình bày, sử dụng hình ảnh để thuyết trình về chức năng của các loại protein.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: Ghép thành viên của các nhóm chuyên sâu thành nhóm mới, nhóm mảnh ghép.
Các thành viên trong nhóm mảnh ghép tìm cách trả lời câu hỏi:
- Với những chức năng quan trong như vậy thì protein có những vai trò gì?
- Vai trò nào của protein là quan trọng nhất? Vì sao?
Kết thúc vòng 2: Các nhóm trình bày, một nhóm trình bày về vai trò của protein. Các nhóm khác thảo luận, bổ sung, nhận xét.
Nội dung 3: Thực phẩm protein và sự chuyển hóa protein trong cơ thể.
Hoạt động 1: Xây dựng ý tưởng dự án
Với tầm quan trọng của protein và sự thiếu hụt về các amino axit cần thiết cho cơ thể mà cơ thể không tự tổng hợp được thì việc cung cấp protein từ những nguồn thực phẩm bên ngoài là không thể thiếu. Làm thế nào để sự dụng hợp lí thực phẩm protein và bảo quản chúng ra sao? Sự chuyển hóa protein trong cơ thể người như thế nào? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về dự án “Thực phẩm protein và sự chuyển hóa protein trong cơ thể”.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án
Phân chia nhóm cả lớp. Nhóm trưởng phối hợp với giáo viên phụ trách phân công nhiệm vụ đến từng học sinh và lập thời gian biểu, thời hạn hoàn thành của mỗi thành viên. Giáo viên lưu ý học sinh có thể sử dụng các bài báo, sách, internet… để làm phương tiện thực hiện nhiệm vụ của mình.
Nhóm 1 Người tiêu dùng |
Nhóm 2 Người bán hàng |
Nhóm 3 Thanh tra y tế |
Nhóm 4 Kĩ sư Hóa học |
Tổng hợp kiến thức về nhu cầu protein cho cơ thể, tính toán, lên khẩu phẩn ăn protein cho gia đình, bảo quản thực phẩm protein ở quy mô nhỏ (hộ gia đình)
|
Tổng hợp kiến thức về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm protein, bảo quản thực phẩm protein ở quy mô lớn.
|
Tổng hợp, tìm kiếm thông tin về nhu cầu protein cho cơ thể, tác hại khi sử dụng thực phẩm protein không hợp lí, phương pháp kiểm tra, đánh giá quy trình bảo quản thực phẩm protein. |
Nghiên cứu, tổng hợp thông tin về sự chuyển hóa protein trong cơ thể, những điều kiện, sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể.
|
Hoạt động 3: Thực hiện dự án
Học sinh thực hiện các dự án theo kế hoạch đã lập.
Hoạt động 4: Trình bày sản phẩm
- Các nhóm trình bày bài trình bày của nhóm mình, nhận xét và đánh giá chéo giữa các nhóm.
- Xây dựng tình huống và xử lí tình huống:
Ví dụ 1: Xây dựng tình huống 1: Nhóm 2 đưa bảng thành phần dinh dưỡng của các loại thực phẩm, nhóm 1 kết hợp khẩu phần ăn đã chuẩn bị để chọn thực phẩm, nhóm 3 kiểm tra thực phẩm được chọn cho phù hợp với nhu cầu protein hay không.
Ví dụ 2: Xây dựng tình huống 2: Nhóm 1 và nhóm 2 đưa ra phương pháp bảo quản thực phẩm protein ở hộ gia đình và nơi bán hàng, nhóm 3 kiểm tra.
2.3.2. Đánh giá hoạt động
Sử dụng các phiếu đánh giá năng lực đã được lập sẵn để đánh giá và nhận xét, tập trung vào năng lực hợp tác nhóm và năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo [5,6].
Tuỳ thuộc vào đối tượng đánh giá, cấp độ và phạm vi đánh giá mà mỗi loại hình đánh giá sẽ được tiến hành theo những bước khác nhau. Các bước này không phải là bất biến, tùy đối tượng, mục đích đánh giá một bước nào đó có thể chia nhỏ hơn...
Hoạt động đánh giá phải đảm bảo: Đánh giá rõ ràng, phù hợp với hoàn cảnh; Việc đánh giá phải xác thực và có ý nghĩa; Các loại hình đánh giá phải đa dạng, kết hợp bài tập kiểm tra, đánh giá; Đánh giá phải đảm bảo độ giá trị và tính tin cậy [x].
3. Kết luận
Để đáp ứng với yêu cầu về giáo viên trong quá trình đổi mới chương trình học và phương pháp giảng dạy thì việc xậy dựng và phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên là vô cùng quan trọng. Để giáo viên có thể bộc lộ hết khả năng, năng lực của mình thì việc thiết kế những chủ đề tích hợp phù hợp trong giảng dạy cũng rất được quan tâm, nghiên cứu và từng bước ứng dụng.
Bài báo đưa ra một ví dụ về việc xây dựng chủ đề tích hợp: Protein - Nguồn dưỡng chất thiết yếu. Chủ đề với lượng kiến thức phong phú, thiết thực trong học tập và đời sống kèm theo việc sử dụng nhưng phương pháp dạy học tích cực khác nhau trong chủ đề với những hoạt động trải nghiệm sáng tạo và đánh giá cụ thể giúp giáo viên có thể định hướng và nâng cao năng lực dạy học tích hợp của mình, đồng thời khẳng định hiệu quả của dạy học tích hợp trong dạy học Hóa học, giúp học sinh có thêm hứng thú, động lực học tập, giảm bớt lượng kiến thức bị trùng lặp trong chương trình giáo dụng phổ thông và đặc biệt giúp phát triển năng lực ở học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Nội dung chính chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Dự thảo ngày 5 tháng 8 năm 2015.
[3]. Nguyễn Văn Biên, Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên, tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015.
[4]. Đỗ Hương Trà (chủ biên) (2015), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền, Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm.
[5]. Tài liệu tập huấn, Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh cấp THPT môn Vật lý (lưu hành nội bộ), Hà Nội, tháng 6, năm 2014.
[6]. Tài liệu tập huấn, Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông, Hà Nội, tháng 6, năm 2014.
Develop integrated teaching capacity for teacher through building integrated topic
“Protein - the Essential nutrients source”
PhD. Nguyen Mau Duc(*), Dinh Hoai Phuong- The Faculty of Chemistry, University of Education, Thai Nguyen University
ABSTRACT
Nowadays, the education of our country is having a lot of determined leaps in order to innovate the education method, train the capable human resources to develop the country. Integrated teaching, which is an important innovation to build the necessary capacities of students, is researched and ready to apply across the country in 2018. Presenting integrated teaching in Chemistry according to the capacity development orientation is very necessary. It will response the increasing social demands. In this article, an example of integrating the subjects of Chemistry, Biology and Technology: the integrated topic “Protein - the Essential nutrients source”, will be presented.
Key words: Integrated teaching, integrated teaching capacity, protein, Chemistry teaching.
Mục tiêu của chƣơng trình cần phải đƣợc xác định theo chuẩn nghề nghiệp. Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành Sƣ phạm đào tạo giáo viên THPT (ngoài 8 tiêu chuẩn chung ) đối với chƣơng trình đào tạo giáo viên tích hợp cần chú ý đến năng lực dạy học tích hợp.
Với cách tích hợp trong môn KHTN nhƣ đ giới thiệu ở mô hình trên của chƣơng trình sau năm 2015 thì phƣơng án đào tạo GV tích hợp nhƣ chƣơng trình của ĐHSP đề xuất là hợp lý : Thực hiện chƣơng trình 135 tín chỉ với thời gian 4 năm cấp bằng Tốt nghiệp cử nhân Sƣ phạm Hoá học, nếu SV tích lũy thêm 30 tín chỉ trong đó có các môn học thuộc các lĩnh vực liên quan: Hoá học, Sinh học, Vật Lý và Địa lý. (Tức là cử nhân đƣợc đào tạo thêm một thời gian thích hợp để trở thành giáo viên dạy học tích hợp)
Với các đợt tập huấn ngắn ngày của Bộ GD&ĐT về các vấn đề giáo dục trên, nhiều GV đ chú ý dạy học tích hợp theo hƣớng lồng ghép các nội dung có liên quan vào các môn khoa học tự nhiên.
Trong 2 năm gần đây với phong trào dạy học theo chủ đề, một số GV đ áp dụng dạy học chủ đề tích hợp.
Tuy nhiên, kĩ năng dạy học tích hợp của GV còn rất nhiều hạn chế do nhận thức chƣa đầy đủ, chƣa hệ thống, chƣa hoàn thiện về nội dung, phƣơng pháp, kĩ thuật thực hiện dạy học tích hợp.
Việc dạy học tích hợp môn Khoa học tự nhiên còn là vấn đề rất mới rất khó không chỉ đối với GV trực tiếp dạy học mà còn đối với đa số các chuyên gia giáo dục trong lĩnh vực này. Đó chính là thách thức cần đối mặt trong việc xây dựng chƣơng trình, sách giáo khoa môn Kkhoa học theo định hƣớng phát triển năng lực sau 2015.
Cần biên soạn tài liệu tập huấn, tổ chức hội thảo tập huấn, tổ chức thực hành áp dụng trong một số năm. tổ chức hội nghị tổng kết hàng năm: Báo cáo kết quả áp dụng, đánh giá điều chỉnh và tiếp tục áp dụng.
Kết luận: Phát triển năng lực đào tạo GV dạy học tích hợp môn khoa học là vấn đề thiết thực, cấp bách về lí luận và thực tiễn đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa các môn khoa học nói riêng và đổi mới căn bản căn bản giáo dục Việt Nam trong giai đoạn sau 2015. Trên đây chỉ là một số ý kiến ban đầu mong muốn góp phần nhỏ bé cho sự nghiệp giáo dục môn khoa học nói chung.