Tên chủ đề: NƯỚC - TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ CỦA SỰ SỐNG

1. Lý do chọn chủ đề

Bạn có biết “ Nước chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể, chiếm 92% tổng khối lượng máu, nếu thiếu có thể gây rối loạn sự sống và dẫn đến tử vong trong vòng  24h”.

Đó là một trong vài con số rất tổng quát liên quan đến hàm lượng “Nước” trong cơ thể con người. Nước là tài nguyên vô cùng quý giá đối với sự sống trên Trái Đất. Theo UNDP, hiện nay có khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới không có nước sạch để dùng, chủ yếu là người dân ở các nước đang phát triển. Các bệnh từ nguồn nước như tiêu chảy có thể khiến nhiều người thiệt mạng hơn so với số người chết vì bệnh HIV/AIDS và sốt rét cộng lại. Đây thực sự là những số liệu rất đáng báo động.

Nước là khái niệm rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày và được đề cập rất nhiều trong các bộ môn khoa học. Hóa học cùng các môn học khác đã đi sâu tìm hiểu bản chất, cấu tạo, vai trò… của nước để từ đó vận dụng trong nghiên cứu khoa học cũng như các lĩnh vực khác như nông nghiệp, y học, năng lượng…Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì vấn đề về nước càng được quan tâm.

Trong chương trình học, những kiến thức về nước được nhắc đến trong các môn Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân…làm cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh có sự trùng lặp, không liền mạch. Vì vậy, học sinh gặp khó khăn trong việc vận dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

Do đó, việc tích hợp các nội dung từ các môn thành chủ đề “Nước tài nguyên quý giá của sự sống”  vừa tạo được sự logic, kết nối các nội dung kiến thức với nhau, vừa giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống con người, đặc biệt là khi cuộc sống ngày càng hiện đại, đồng thời tạo hứng thú học tập, lòng say mê, yêu thích khoa học cho học sinh.

2. Mục tiêu của chủ đề

- Biết sự phân bố các nguồn nước trong tự nhiên trong đó nước ngọt con người có thể khai thác để sử dụng chiếm một phần rất nhỏ.

- Biết cấu tạo phân tử của nước, các tính chất quan trọng của nước, đặc biệt tính chất có khả năng hoà tan nhiều chất rắn, lỏng, khí…

- Biết nước có vai trò thiết yếu trong việc hình thành và tồn tại sự sống, trong điều hoà khí hậu, trong đời sống, trong các nghành sản xuất và dịch vụ khai thác

- Hiểu nguyên nhân của sự ô nhiễm nguồn nước là các chất thải độc hại trong đời sống, sản xuất chưa được xử lí triệt để thải ra nguồn nước và làm ô nhiễm nguồn nước.

- Tiến hành thí nghiệm nhận ra sự có mặt của nước trong tự nhiên.

- Tiến hành các thí nghiệm để rút ra tính chất của nước.

- Nhận thức đựợc rằng nguồn nước ngọt dùng đựợc rất hiếm hoi và đang có nguy cơ thu hẹp do ô nhiễm, ở cả tầm toàn cầu, quốc gia và địa phương. Trên cơ sở đó có ý thức bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm. Đề xuất được các giải pháp bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm.

- Phát triển một số năng lực chung như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

3. Nội dung chính được trình bày

 

4. Cơ sở tích hợp

Các nội dung liên quan trong chương trình các môn hiện tại

Môn

Lớp

Chương

Bài

Nội dung

Hóa học

8

 

 

 

5

36

- Cấu tạo của nước

- Tính chất của nước

- Vai trò của nước với đời sống con người

- Tìm cách bảo vệ môi trường

 

7

60

Dung dịch: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất khác.

61

Độ tan của các chất trong nước

10

5

13

Clo

12

9

45

Hóa học với vấn đề môi trường

 

 

6

31

Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (II.Nước cứng)

Vật lí

6

 

26,27, 28

Sự ngưng tụ, sự bay hơi và sự sôi

(Các trạng thái và biến đổi trạng thái của nước)

10

5

28

Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí.

7

38

Sự chuyển thể của các chất

 

3

37

Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

 

 

 

Địa lí

6

 

 

Nguồn nước ở Việt Nam và địa phương

 

20

Hơi nước trong không khí – Mưa

 

23

Sông và hồ

 

24

Biển và đại dương

8

 

33

Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

34

Hệ thống sông lớn ở Việt Nam

9

 

12

Sự phát triển và phân bố công nghiệp (phần công nghiệp điện)

14

Giao thông và vận tải

15

Thương mại và du lịch

10

3

13

Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

15

 Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất

12

1

8

Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Sinh học

6

 

 

Vai trò của nước trong quang hợp ở cây xanh

7

 

 

Nước với sự trao đổi chất ở động vật

9

 

54, 55

Vai trò của nước đối với cơ thể

9

 

 

Ô nhiễm môi trường nước – trách nhiệm bảo vệ nguồn nước

10

1

1, 2, 3

Các nguyên tố hóa học và nước

Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Vận chuyển các chất trong cây

Thoát hơi nước

11

1

44

Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

12

3

43, 46

Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

 

5. Thông tin trợ giúp GV

5.1. Đối tượng dạy học

   Chủ đề tích hợp được tổ chức bởi GV môn Vật lí, Sinh học, Hóa học… và đối tượng HS là HS lớp 10 THPT.

5.2. Dự kiến thời gian

-        01 tiết : Tìm hiểu về độ ẩm, giao nhiệm vụ

-        01 tiết: Báo cáo kết quả thực nghiệm, thuyết trình.

5.5. Thông tin về chủ đề dạy học

1. Tính chất của nước.

Phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxy. Về mặt hình học thì phân tử nước có góc liên kết là 104,45°. Do các cặp điện tử tự do chiếm nhiều chỗ nên góc này sai lệch đi so với góc lý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài của liên kết O-H là 96,84 picômét.

- Nước là chất duy nhất tồn tại trong tự nhiên ở cả ba trạng thái : rắn, lỏng, khí.

- Nước là một phân tử cực phân, có một đầu âm và một đầu dương,. Do tính phân cực, các phân tử nước liên kết với nhau bằng các liên kết hidro, làm tăng sự kết dính giữa các phân tử nước.

- Đặc tính phân cực  và kết dính của nước, giả thích cho rất nhiều hiện tượng tự nhiên như:

+ Nước có sức căng bề mặt lớn và có nhiệt độ sôi cao hơn so với các phân tử có cấu tạo tương tự nó như: NH3, H2S.

+ Nước có thể hòa tan nhiều thứ.

+ Một số sâu bọ có kích thức nhỏ có thể đi lại trên mặt nước…

-Phần lớn các nguyên tố hay các phân tử liên kết vơi nhau với một mật độ dày đặc trong trạng thái rắn hơn là trạng thái lỏng, vì vậy trạng thái rắn thường nặng và chìm xuống đáy so với trạng thái lỏng tương ứng của nó. Nước thì khác, traong nước các phân tử lại chuyển động ra xa khi bị đóng băng, tạo thành một mạng lưới chuẩn của các phân tử nước. Kết quả là, mật độ các phân tử nước trong dạng băng thấp hơn ở dạng lỏng, và do đó nổi lên trên- đây là một đặc tính rất quan trọng để bảo tồn sự sống trên trái đất.

- Nước ở nhiệt độ phòng tồn tại ở thể lỏng, không màu, không mùi, không vị.

- Nước sôi ở 100°C (p = 1atm), nhiệt độ hóa rắn 0°C, khối lượng riêng D = 1g/ml, nước hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí.).

Nước là một dung môi tốt nhờ vào tính lưỡng cực. Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như axítrượu và muối đều dễ tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng vai trò rất quan trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xảy ra trong dung dịch nước.

Nước tinh khiết không dẫn điện. Mặc dù vậy, do có tính hòa tan tốt, nước hay có tạp chất pha lẫn, thường là các muối, tạo ra các ion tự do trong dung dịch nước cho phép dòng điện chạy qua.

- Nước tham gia nhiều phản ứng sinh lý, sinh hóa trong cơ thể.

2. Sự hòa tan các chất trong nước

Nước là một dung môi đặc biệt: ở nhiệt độ thường trên bề mặt trái đất, nước là chất lỏng có khối lượng phân tử nhỏ nhất lại phân cực mạnh, vì vậy có khả năng xâm nhập hòa tan rất nhiều các chất vô cơ, hữu cơ thành dung dịch. Với phân tử nhỏ và phân cực mạnh, nước cũng có khả năng thấm ướt và phân rã các chất khó tan tạo thành các hệ phân tán như keo, huyền phù.

a.  Sự hòa tan chất rắn trong nước

Nước có thể tạo liên kết hiđro với các chất hòa tan. Các chất hòa tan có thể ở dạng ion cũng có thể không ở dạng ion. Cả hai loại này đều có thể hòa tan trong nước. Sự hòa tan bao chủ yếu gồm 2 quá trình: lý học và hoá học (hiđrat hoá).

Độ hòa tan của một chất là nồng độ bão hòa của dung dịch chứa chất tan đó ở một nhiệt độ xác định. Độ hoà tan thường được ký hiệu là S (S tính theo mol/l hay g/l).

Dung dịch bão hòa là dung dịch chứa lượng chất tan bằng độ hòa tan của nó tại một nhiệt độ xác định.

Dung dịch quá bão hòa là dung dịch chứa lượng chất tan lớn hơn độ hòa tan của nó tại một nhiệt độ xác định.

b.  Độ hòa tan chất khí trong nước

Sự có mặt của chất khí hoà tan có vai trò rất lớn đối với các đặc tính hoá, sinh  học của nước, đặc biệt  là oxy và khí cacbonic.

Sự hòa tan phụ thuộc vào bản chất của chất khí, nhiệt độ của nước, độ khoáng hóa của nước và áp suất của chất khí đó.

c.  Độ hòa tan chất lỏng trong nước

Chất có cùng bản chất phân cực hòa tan tốt vào nhau, mà sự phân cực của một chất được xác định bởi cấu trúc của nó (dạng lai hoá, sự tương tác giữa các electron ở lớp vỏ điện tử,...). Do đó, giữa cấu trúc và độ tan có một mối quan hệ xác định.

Thông thường các chất lỏng phân cực thường dễ hòa tan trong nước; Các chất hữu cơ thường khó hòa tan trong nước.

  3. Nước thiên nhiên

Nước thiên nhiên chiếm 1% tổng lượng nước trên trái đất, bao gồm các loại nước có nguồn gốc thiên nhiên như nước sông, ao, hồ, suối, biển, đại dương. Nước thiên nhiên là một hệ dị thể nhiều thành phần, vì nước thiên nhiên luôn chứa những lượng các chất tan và không tan có nguồn gốc từ vô cơ và hữu cơ.

 

Tổng trữ lượng nước tự nhiên trên Trái đất khoảng từ 1.385.985.000 km3 đến 1.457.802.450 km3. Nước tự nhiên tập trung phần lớn ở biển và đại dương (trên 97,61%), sau đó là các khối băng ở cực (1,83%), rồi đến nước ngầm (0,54%). Nước

 

ngọt tầng mặt chiếm một tỉ lệ không đáng kể (0,02%),... Lượng nước trong khí quyển chiếm khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%.

Nước cần cho nhu cầu sống của mọi cơ thể. Nước chiếm tới 80 - 90% trọng  lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Nước đáp ứng các yêu cầu đa dạng của con người: tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, tạo ra điện năng và tô thêm vẻ đẹp cho cảnh quan.

Hằng năm có khoảng 5 triệu km3 nước bay hơi từ đất và các nguồn nước mặt (sông, hồ, đại dương,...) sau đó ngưng tụ và mưa xuống, lượng nước do khối nước trên bay hơi hấp thụ xấp xỉ gần 3.1020kcal/năm.

4. Sự phân bố nước trên Trái Đất, sự phân bố nước ở Việt Nam, vòng tuần hoàn của nước

Sự phân bố nước trên Trái Đất

- Nước chiếm khoảng 71% (1457.302.450 km3) trên Trái Đất.

- Trong đó, nước mặn chiếm 97%, còn lại là nước ngọt.

- Tuy nhiên, trong 3% (34.973.258 km3) lượng nước ngọt có mặt thì có khoảng 3/4 lượng nước mà con người không thể sử dụng được.

- Theo báo cáo của Liên hợp quốc 22/3/2003: Nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại:

+ Sẽ mất đi 1/3 nguồn nước sạch trong 20 năm tới.

+ 12000 km3 nước sạch đang bị ô nhiễm nặng.

+ 2,2 triệu người chết/năm do mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm.

Sự phân bố nước ở Việt Nam

- Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa trung bình lớn: 1800 mm - 2000 mm.

- Việt Nam có nguồn nước ngọt dồi dào.

- Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về ô nhiễm môi trường nước.

- Việc sử dụng tài nguyên nước chưa khoa học, chưa quản lý chặt chẽ vấn đề nước thải, công nghệ lạc hậu…môi trường nước nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng.…

Vòng tuần hoàn của nước

Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước Trái Đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước.

5. Vai trò của nước

Đối với cơ thể con người:

- Nước là thành phần cơ bản của cơ thể (60% trọng lượng cơ thể).

- Nước có các chức năng chính:

+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể.

+ Giữ ẩm cho mắt mũi, miệng; bôi trơn các khớp.

+ Bảo vệ nội tạng.

+ Giúp thận gan loại bỏ chất bẩn.

+ Hòa tan muối khoáng và các chất cho cơ thể; đưa dinh dưỡng và oxi đến các tế bào.

Đối với  sinh vật:

- Nước trong cơ thể sinh vật với hàm lượng cao: 50 - 90% khối lượng cơ thể.

- Nước có các chức năng chính:

+ Là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp.

+ Là môi trường hòa tan các chất vô cơ, phương tiện vận chuyển các chất trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.

+ Là môi trường sống của nhiều sinh vật.

Đối với sản xuất và đời sống con người:

- Nước rất cần thiết cho các ngành sản xuất:

+ Sản xuất nông nghiệp: Làm mát cây, dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng cho cây...

+ Ngành công nghiệp: Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. 

+ Xây dựng: Pha trộn, gắn kết các nguyên vật liệu.

+ Giao thông vận tải: Làm nguội các động cơ, giảm bụi ....

+ Du lịch: Tạo nhiều cảnh quan đẹp....

+ Thể dục thể thao: Nhiều môn thể thao dưới nước...

6. Thực trạng ô nhiễm một số nguồn nước ở Thái Nguyên

Theo số liệu thống kê, Thái Nguyên có 5 khu công nghiệp đang hoạt \động trên tổng số 10 khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng hiện nay môi trường đang bị xuống cấp nhanh, nhiều nơi đã đến mức báo động.

Việc thải chất thải chưa xử lý tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu dân cư tập trung ngày càng tăng về khối lượng gây bức xúc cho người dân.

Môi trường nước tại một số sông hoặc các khu công nghiệp tập trung đã bị ô nhiễm.

Chất thải rắn phát sinh từc ác hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp chưa được thu gom xử lý theo quy định.

Số liệu thống kê của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung bình 1 năm tỉnh Thái Nguyên sử dụng từ 250-300 tấn thuốc bảo vệ thực vật và hàng trăm ngàn tấn tấn phân bón hóa học các loại, đây là nguồn ô nhiễm phát sinh từ sản xuất nong nghiệp thải ra các sông nội đồng cùng các chất thải công nghiệp và sinh hoạt tập trung thải ra các cửa sông ven biển, đã thể hiện hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng cửa sông ven biển luôn cao hơn các vùng ven biển khác.

Các chất thải gây ô nhiễm môi trường phát sinh các hoạt động trên cùng với chất thải ngay trên biển (hoạt động vận tải, dóng tàu, nuôi trồng thủy sản ..) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển và vùng ven bờ, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho việc nuôi trồng thủy hải sản.

Cụ thể, ở gần khu vực HS sinh sống có dòng sông Cầu chảy qua, là nguồn nước chính cho nông dân sử dụng cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Mọi hoạt động của người dân đều gắn liền với dòng sông như: dùng làm nước ăn, giặt quần áo, tắm, rửa xe, tưới cây…

Tuy nhiên, những năm gần đây nguồn nước sông ngày càng ô nhiễm nên việc sử dụng nước sông sinh hoạt cũng hạn chế đi nhiều. Nước sông bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính là do:

-  Nước thải và rác thải sinh hoạt gây nên. Theo điều tra cho thấy hệ thống nước thải của địa phương đều đổ trực tiếp ra sông và không qua xử lý. Bên cạnh đó rác thải của địa phương được thu gom thường xuyên nhưng cũng chưa được phân loại và xử lý mà chỉ thu gom lại rồi đổ thành đống xử lý bằng cách đốt và chôn lấp một cách thô sơ. Sau nhiều lần chôn lấp tại bãi rác gặp mưa, hình thành nên lượng nước thải mới ngấm vào đất. Nó không chỉ gây ô nhiễm cho sông mà còn gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm, nước mặt mà người dân đang sử dụng

-  Với đặc thù là một huyện chuyên sản xuất nông nghiệp nên thuốc bảo vệ thực vật cũng ảnh hưởng tới môi trường nước. Các chất độc hại có trong thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ được sâu, bệnh, góp phần làm ô nhiễm nguồn nước trên đồng ruộng

-  Ngoài ra, người dân đia phương cho biết nước thải từ các nhà máy trong khu vực xả nước thải trực tiếp vào sông như Công ty Gang Thép Thái Nguyên, Nhà máy kẽm chì- luyện kim màu, Nhà máy xay xát, Công ty gas… và một số cơ sở sản xuất may thuộc địa bàn.

Trước tình trạng ô nhiễm nước như vậy nếu không có các biện pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chúng ta sẽ phải đứng trước rất nhiều vấn đề về phát triển kinh tế và sức khỏe con người.

7. Biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm

Biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả :

-  Sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước

-  Kiểm tra và khắc phục rò rỉ

-  Tận dụng nước tối đa khi có thể

-  Không nên sử dụng bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác

-  Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu

-  Sử dụng vòi nước hiệu quả

-  Không rửa xe, sân hè bằng vòi phun nước

-  Hướng dẫn trẻ em tiết kiệm nước

-  Tiết kiệm nước trong phòng tắm, khi nấu ăn, khi đánh răng, cạo râu, khi giặt quần áo

-  Tận dụng nguồn nước mưa

-  Tiết kiệm nước khi tưới cây, cỏ

Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước:

Có rất nhiều loại tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Chúng có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp, bệnh viện, các bãi rác thải. Đó là:

·  Vi sinh vật (Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc),

·  Rác vô cơ (rác không tiêu hủy được bao gồm: bao bì nhựa, nilon, thủy tinh, mảnh sành sứ, kim loại, vỏ đồ hộp, săm lốp cao su…),

·  Rác hữu cơ (rác có thể tiêu hủy được như: Thức ăn thừa, lá bánh, rau quả, rơm rạ, xác súc vật, giấy loại…). Đây là thủ phạm gây nên hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm cho con người. 

Các biện pháp bảo vệ nguồn nước:

Phương pháp bảo vệ nước mặt:

- Sử dụng tiết kiệm nước (trong mọi công việc dùng lượng nước đúng mục đích với lượng vừa đủ).

- Xử lí phân gia súc động vật (hầm biogas).

- Xử lý rác sinh hoạt và các chất thải.

- Xử lý nước thải.

- Nạo vét kênh rạch.

- Tái sử dụng nước thải.

- Trong nông nghiệp phải có chế độ tưới nước phù hợp. Tưới cây khi trời mát, ủ gốc giữ ẩm cho cây, tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các biện pháp sinh học để tiêu trừ sâu bọ côn trùng.

Phương pháp bảo vệ nước ngầm

- Phương pháp trám lấp giếng: Đối với giếng không còn sử dụng, bắt buộc ta phải trám lấp tránh gây ô nhiễm nước ngầm bằng cách đổ từ từ đất sét tự nhiên với khoảng cách 1m.

- Phương pháp khai thác sử dụng: Để tránh nguy cơ suy thoái về mặt trữ lượng nước ngầm, việc khai thác nước ngầm phải tuân thủ giới hạn về lưu lượng, thời gian khai thác.

8. Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm

Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên

- Giảm lượng khí thải, rác thải, tăng cường bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn để tránh gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại. Muốn có hiệu quả phải thực hiện đồng bộ tất cả các quốc gia.

Hạn chế nguyên nhân ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo

- Biện pháp hóa học: Nghiên cứu các chất, các phương pháp xử lý nước sinh hoạt, nước thải ....

- Biện pháp sinh học:

 + Trồng cây xanh, tìm các giống cây góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm nước…

 + Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học là giảm ô nhiễm nước...

- Biện pháp vật lý:

 + Thu gom phân loại rác.

 + Chế tạo thiết bị công nghệ để xử lý rác, nước sinh hoạt, nước thải...

- Biện pháp giáo dục:

+ Tuyên truyền cộng đồng nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ nguồn nước: không vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh,… giám sát, tố cáo các tập thể, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường.

+ Tổ chức các cuộc thi liên quan đến việc bảo vệ nguồn nước.

+ Pháp luật xử lý nghiêm với các tập thể, cá nhân có hành vi lgây ô nhiễm môi trường.…

6. Gợi ý hoạt động dạy học

6.1. Kế hoạch dạy học: theo 3 bước trong 1 tuần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Tìm hiểu sơ lược về dự án chung của nhóm;
  • Hoạt động nhóm để đưa ra sơ đồ tư duy các ý tưởng của dự án (có biên bản họp nhóm).
  • Phân công nhiệm vụ và thời gian thực hiện;
  • Tổ chức tập huấn về công nghệ thông tin (các phần mềm word, power point, exel online, onenote, facebook, survey exel, straw poll, sway, phần mềm làm video…)

 

 

 

BƯỚC 1

  • Hoạt động cá nhân: Sử dụng sách, báo, tài liệu trên mạng Internet và các nguồn khác (phỏng vấn, đi thực tế, trải nghiệm sáng tạo) tìm hiểu và khai thác thông tin.
  • Hoạt động nhóm: Chia sẻ thông tin, các khó khăn của mỗi cá nhân và tìm phương án khắc phục, tìm sự trợ giúp từ giáo viên… (có biên bản họp nhóm).

 

 

 

BƯỚC 2

  • Hoạt động nhóm: Xử lí thông tin và thiết kế sản phẩm (có biên bản họp nhóm).

 

BƯỚC 3

 

 

 

Tuần 1

Tiết 1: Hướng dẫn học sinh (HS) tìm hiểu về dự án và lập kế hoạch thực hiện dự án học tập. HS đề xuất các ý tưởng thực hiện dự án.

Tiết 2: Nhóm trưởng phối hợp với giáo viên phụ trách phân công nhiệm vụ đến từng HS và lập thời gian biểu, thời hạn hoàn thành của mỗi thành viên. Giáo viên lưu ý: HS có thể sử dụng các bài báo, sách, internet… để làm phương tiện thực hiện nhiệm vụ của mình.

Bộ câu hỏi định hướng cho dự án

Câu hỏi khái quát: Điều gì là quan trọng trong cuộc sống ở thế kỷ XXI?

Câu hỏi bài học:

1. Nước có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

2. Làm thế nào để chúng ta luôn có đủ nước sạch để sử dụng?

Câu hỏi nội dung

1. Nước được phân bố như thế nào trên Trái Đất?

2. Nêu chu trình của nước trong tự nhiên.

3. Công thức hóa học và tính chất của nước như thế nào?

4. Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với sinh vật?

5. Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể người?

6. Mức độ ô nhiễm nước ở Thái Nguyên như thế nào?

7. Đề xuất các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nước sạch.

8. Tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp chống ô nhiễm nguồn nước ở Thái Nguyên.

Chia nhóm/

Phân vai

Nhiệm vụ

Yêu cầu cần đạt

Bộ môn

 tích hợp

Sản phẩm

Nhóm 1.

Kỹ sư hóa học

- Tổng hợp kiến thức về thành phần, cấu tạo, tính chất, của nước.

- Thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu tính chất của nước, …..

-Trình bày được thành phần hóa học, cấu tạo, tính chất của nước.

- Thực hành thí nghiệm nghiên cứu tính chất của nước.

- Ứng dụng của nước

1.Hóa học

2. Vật lí

3.Sinh học

 

 

- Bản đồ tư duy về sự chuyển thể của nước.

- Bài báo cáo powerpoint về thành phần, cấu tạo, tính chất, của nước.

Nhóm 2.

Học sinh

-Nghiên cứu phân bố của nước trên Trái đất

- Sự chuyển thể của nước, chu trình của nước trong tự nhiên

 

- Trình bày được sự phân bố của nước trên Trái đất

- Nêu và giải thích Sự chuyển thể của nước, chu trình của nước

 

 Khoa học Trái đất – Vật lý

 

-Vẽ biểu đồ phân bố nước

- Vẽ sơ đồ chu trình của nước, sự chuyển thể của nước.

- Bài viết về đường đi của một giọt nước mưa

Nhóm 3. Kỹ sư nông nghiệp

- Tìm hiểu vai trò của nước

- Nghiên cứu công nghệ tưới nước nhỏ giọt ở Israel

-Trình bày được vai trò của nước

- Vận dụng được công nghệ tưới nước nhỏ giọt cho hoa, cây cảnh ở nhà.

 

1.Sinh học

2.Hóa học

3.Vật lý

- Bài viết chia sẻ về vai trò của nước đối với sinh vật.

- Báo cáo kết quả vận dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho hoa, cây cảnh ở nhà.

Nhóm 4. Chuyên viên sở Môi trường – Tài nguyên Thái Nguyên

- Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Thái Nguyên.

-

- Nêu được thực trạng ô nhiễm các nguồn nước ở Thái Nguyên.

- Trình bày được số liệu, hình ảnh, video minh chứng cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Thái Nguyên.

1.Sinh học

2.Hóa học

3.Vật lý

4.Môi trường

-Bản đồ tư duy

- Bài viết chia sẻ

- Bài trình diễn về thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Thái Nguyên.

Nhóm 5. Kỹ sư công ty cấp nước Thái Nguyên

Đề xuất giải pháp sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm, bền vững và chống ô nhiễm nguồn nước.

-Trình bày các giải pháp sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm.

- Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm.

1.Sinh học

2.Hóa học

3.Vật lý

 

- Bản đồ tư duy

- Bài viết chia sẻ

- Bài trình diễn về đề xuất sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và chống ô nhiễm nguồn nước.

 

Nhóm 1: GV và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ đến từng thành viên:

(1) Trạng thái tự nhiên của nước

(2) Vai trò của nước đối với thực vật

(3) Vai trò của nước đối với động vật,

(4) Vai trò của nước đối với con người

(5) Thành phần, cấu tạo, tính chất vật lý của nước

(6) Tính chất hóa học của nước

(7) Tổng hợp dữ liệu

Thư ký và nhóm trưởng sẽ tổng hợp dữ liệu trình bày sản phẩm của nhóm mình

-  Bản đồ tư duy về sự chuyển thể của nước.

-  Bài báo cáo powerpoint về thành phần, cấu tạo, tính chất, của nước.

Nhóm 2: GV và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ đến từng thành viên:

(1)   Nước được phân bố như thế nào trên Trái Đất?

(2)   Nêu chu trình của nước trong tự nhiên.

(3)   Nước có phải là tài nguyên vô tận không?

Thư ký và nhóm trưởng sẽ tổng hợp dữ liệu trình bày sản phẩm của nhóm mình:

- Vẽ biểu đồ phân bố nước

- Vẽ sơ đồ chu trình của nước, sự chuyển thể của nước.

- Bài viết về đường đi của một giọt nước mưa

Nhóm 3: GV và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ đến từng thành viên:

(1)   Trình bày vai trò của nước.

(2)   Ưu điểm của công nghệ tưới nước nhỏ giọt.

(3)   Tiến hành làm hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho hoa, cây cảnh ở nhà: Cả nhóm cùng làm

Thư ký và nhóm trưởng sẽ tổng hợp dữ liệu trình bày sản phẩm của nhóm mình:

- Bài viết chia sẻ về vai trò của nước đối với sinh vật.

- Bài viết chia sẻ về vai trò của nước đối với con người

- Báo cáo kết quả vận dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho hoa, cây cảnh ở nhà.

Nhóm 4: GV và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ đến từng thành viên: Cả nhóm chia nhau đi thực tế ở:

(1)   Sông Cầu

(2)   Kênh ở gần công ty gang Thép Thái Nguyên

(3)   kênh ở gần công ty may luyện Kim Màu

(4)   Kênh ở gần nhà máy xay xát lương thực, nhà máy bìa carton

(5)   Kênh ở gần nhà dân

(6)   Mương máng ngoài ruộng.

Sau đó cả nhóm sẽ tổng hợp dữ liệu trình bày sản phẩm của nhóm mình:

- Bài trình diễn về thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Thái Nguyên.

- Trình bày được số liệu, hình ảnh, video minh chứng cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Thái Nguyên.

Nhóm 5: GV và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ đến từng thành viên:

(1)   Khái niệm ô nhiễm không khí

(2)    Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

(3)   Hậu của của ô nhiễm không khí gây ra đến sản xuất và con người

(4)    Biện pháp sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả

(5)   Đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm.

Thư ký và nhóm trưởng sẽ tổng hợp dữ liệu trình bày sản phẩm của nhóm mình:

- Bản đồ tư duy

- Bài trình diễn về đề xuất sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và chống ô nhiễm nguồn nước.

Tuần 2,3: Triển khai dự án (Thực hiện tại nơi lấy mẫu hoặc tại nhà, …)

HS làm việc theo nhóm đã phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ ứng với các nhiệm vụ đã đặt ra, mỗi tuần họp nhóm 2 lần để báo cáo, chia sẻ tình hình học tập của mỗi cá nhân. Giáo viên (GV) phụ trách tham gia họp nhóm cùng HS và kịp thời giải đáp thắc mắc, uốn nắn nếu cần thiết.

Tuần 4: Báo cáo, đánh giá và tổng kết dự án  (thực hiện 2 tiết trên lớp)

Hoạt động 1: Báo cáo sản phẩm dự án

-   Kê bàn ghế thành 5 góc, mỗi góc được bố trí một nhóm và bày sản phẩm của nhóm mình.

-HS các nhóm sẽ lần lượt báo cáo sản phẩm dự án, HS nhóm khác phản biện.

-   GV giải đáp thắc mắc nếu HS giải đáp chưa thoả mãn.

-   HS các nhóm chấm phần trình bay của nhóm bạn.

-   HS chia sẻ thu nhận được được sau bài học.

Hoạt động 2. Tổng kết dự án

-   GV tổng kết bài học, chốt lại những điểm chính của nội dung, đánh giá quá trình làm việc thực hiện dự án của từng nhóm, đánh giá kết quả học tập theo các sản phẩm.

-   Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm quá trình làm dự án, đề nghị khen thưởng cá nhân có đóng góp tích cực.

-   HS chia sẻ những điều học được từ hoạt động học tập dự án này.

6.2. Gợi ý thiết kế các hoạt

08:00:01 01/01/1970 - Lượt xem: 12810
Tin liên quan